Mì chính (natri glutamat) là một chất phụ gia tăng cường hương vị được sử dụng rộng rãi trong các món ăn tại Trung Quốc và Việt Nam.
Mì chính (natri glutamat) là một chất phụ gia tăng cường hương vị được sử dụng rộng rãi trong các món ăn tại Trung Quốc và Việt Nam. Mì chính còn xuất hiện trong hàng ngàn loại thực phẩm được chế biến sẵn, hoặc đồ ăn tại các quầy hàng.
Mì chính là một trong những phụ gia phổ biến nhất trên thị trường và được sử dụng trong các loại đồ đóng hộp, bánh quy giòn, thịt, trộn salad, đồ đông lạnh và nhiều loại thực phẩm khác. Mì chính có mặt ở các siêu thị và nhà hàng, trong căng tin các trường học, thậm chí cả trong thức ăn trẻ em và sữa bột.
Mì chính không phải một gia vị đơn thuần như muối và hạt tiêu. Nó còn tăng hương vị thơm ngon cho thực phẩm, làm cho thịt dễ chế biến hơn, salad trộn ngon hơn. Trong khi lợi ích của mì chính cho ngành công nghiệp thực phẩm khá rõ ràng, nó vẫn từ từ và âm thầm làm hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Được phát hiện ra từ năm 1908, nhưng mãi đến những năm 1960 con người mới bắt đầu nghiên cứu về tác hại của mì chính. Người phát minh ra mì chính là Ikeda Kikunae, một người Nhật Bản. Ông đã xác định được cách nâng cao hương vị tự nhiên cho thức ăn từ rong biển.Chỉ cần lấy một ít chất này, các nhà chế biến có thể tạo ra mì chính nhân tạo. Cùng với đồng nghiệp, Kikunae đã tạo ra thương hiệu mì chính danh tiếng nhất thế giới Ajinomoto.
Về mặt hóa học, mì chính chứa khoảng 78% axit glutamic, 21% natri, và có tới 1% chất gây ô nhiễm. Quan niệm mì chính có thể “làm mềm thịt” là hoàn toàn sai lầm.
Trên thực tế, mì chính không có hương vị. Nhưng khi ăn thức ăn có mì chính, con người cảm thấy mình đang hấp thụ nhiều protein hơn, thấy ngon miệng hơn vì mì chính có khả năng đánh lừa vị giác bằng hương vị cơ bản thứ 5: Umami.
Umami là hương vị từ chất glutamat, rất thơm ngon, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm của Nhật Bản. Nó cũng có trong thịt xông khói và các chất phụ gia thực phẩm độc hại. Umami làm cho thức ăn có chứa mì chínhtrở nên mềm mại hơn, thơm ngon hơn.
Vào năm 1959, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đánh nhãn mì chính là gia vị “Được chứng nhận an toàn” (GRAS) tới ngày nay. Tuy nhiên, dấu hiệu cảnh báo về tác hại của mì chính bắt đầu được gióng lên ở cuối thập niên 60. Ở thời điểm đó, một triệu chứng có tên “Hội chứng nhà hàng Trung Hoa” bắt đầu xuất hiện trong từ điển của các chuyên gia y tế.
“Hội chứng nhà hàng Trung Hoa” dùng để chỉ chung nhiều tác dụng phụ từ tê liệt cho tới nhịp tim đập loạn xảy ra ngay sau khi ăn mì chính. Ngày nay, hội chứng đó được gọi bằng cái tên thích hợp hơn: Hội chứng mì chính. “Hội chứng mỳ chính” được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mô tả là những phản ứng ngắn hạn xảy ra sau khi ăn mì chính.
Thí nghiệm do Tiến sỹ Russell Blaylock, tác giả cuốn sách Exitotoxin: Hương vị giết người thực hiện cho thấy mì chính là một exitotoxin. Chất này một khi tiếp xúc với tế bào não sẽ làm tế bào não nhanh chóng chết đi, dẫn tới một số căn bệnh như Parkinson, Alzheimer. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tác hại của mì chính gây ra một số chứng bệnh cho con người, bao gồm:
– Béo phì.
– Đau mắt.
– Đau đầu, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh
– Mệt mỏi, cảm thấy mất phương hướng.
– Dễ buồn rầu, chán nản, uể oải, buồn nôn.
– Tê liệt, nóng người.
Theo Phununews
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét