Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

7 Điều mẹ bầu cần làm để tránh dị tật cho thai nhi

Dị tật bẩm sinh ở thai nhi luôn là nổi lo lắng của tất cả các bậc phụ huynh, để giúp các bậc làm cha làm mẹ biết cách phát hiện và phòng tránh điều đáng tiếc này mẹ cần thực hiện đầy đủ 7 điều sau.

1. Khám bệnh trước khi thụ thai 

Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ, do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.

2. Bổ sung đầy đủ axit folic

Axit folic thuộc nhóm vitamin B. Phụ nữ bổ sung đầy đủ axit folic trong một tháng trước khi mang thai có thể ngăn ngừa hầu hết các nguy cơ bị  dị tật bẩm sinh ở cột sống và ống thần kinh của thai nhi.

Bạn có thể bổ sung axit folic bằng cách uống viên vitamin tổng hợp và ăn một số loại thực phẩm như: rau nhiều lá, nước cam, ngũ cốc, đậu Hà Lan, đậu khô, trái cây; Sữa, thịt, gia cầm và trứng là những thực phẩm dồi dào vitamin B12.


3. Tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, trong suốt thai kỳ bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn uống này không chỉ cung cấp cho bạn và bé nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển mà còn giúp bé phòng chống được những dị tật bẩm sinh không đáng có.

Phụ nữ mang bầu thường xuyên hút thuốc, hít phải khói thuốc sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật hở hàm ếch, sanh non thậm chí là sảy thai. Một phụ nữ và thai nhi cũng có thể có nguy cơ nếu một người phụ nữ là xung quanh khói thuốc lá.

Giống như khói, rượu được biết là có hại cho sự phát triển của bào thai. Hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (FAS) được biết đến như là nguyên nhân tránh khiến trẻ phát triển chậm, bị rối loạn về hành vi và tinh thần.

4. Không tuỳ tiện dùng thuốc 

Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng đều phải được bác sĩ sản phụ khoa và chuyên khoa kê đơn cẩn thận (bạn cần cho bác sĩ chuyên khoa biết mình đang mang thai để được kê đơn phù hợp). Ngay cả với các loại thuốc chữa các bệnh thông thường không cần kê đơn, bạn cũng cần được bác sĩ cho phép mới được sử dụng để không gây hại cho thai nhi.

==> Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh có sức lây lan và ảnh hưởng rất lớn đối với người bị bệnh, chính vì vậy các mẹ bầu cần biết Bệnh sốt xuất huyết là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh là gì để biết cách phòng tránh ảnh hưởng tới thai nhi


5. Tầm soát HPV 

Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và suy phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.

6. Kiểm soát lượng đường trong máu tránh bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có thể ảnh hưởng đến cả trẻ và người mẹ trong khi mang thai. Nếu bà bầu kiểm soát bệnh tiểu đường kém,có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé và gây ra các dị tật bẩm sinh. Nó cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho bà bầu.

7, Tập thể dục mỗi ngày

Một chế độ ăn cân bằng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát trọng lượng cơ thể là những việc bạn cần. Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm: 5 phần trái cây và rau mỗi ngày, 2-3 phần sữa (ít béo) mỗi ngày; các loại thực phẩm giàu protein, 2 phần cá mỗi tuần.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện, đặc biệt là khi bạn có vấn đề về sức khỏe (bệnh tim mạch, huyết áp cao,…)



30 phút tập thể dục mỗi ngày bao gồm các hoạt động tốt cho phụ nữ mang thai như: đạp xe nhẹ nhàng, bơi lội, thể dụng nhịp điệu với các động tác nhẹ, đặc biệt là đi bộ. Thân hình lý tưởng để có một thai kỳ khỏe mạnh đó là chỉ số BMI từ 20-25.

Xem thêm:



Đa số các ca dị tật bẩm sinh đều xảy ra trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu khi mang thai). Các mẹ hãy đọc ngay những cách phòng tránh dị tật thai nhi bẩm sinh để bảo vệ và giữ cho con yêu khỏe mạnh, phát triển tốt suốt thai kỳ nhé.

Vy Vy (Th)


1 nhận xét:

Đăng nhận xét

Share